Bài viết này hoàn toàn là kinh nghiệm cá nhân và thiếu sót rất nhiều, rất mong các cao nhân vào múa phím chỉ điểm, nhất là các cao nhân đã/ đang làm việc tại các doanh nghiệp lớn ạ ^^
*** TÌM VIỆC
Mình hay tìm việc ở hai trang web chủ yếu là jobkorea và saramin (sợt naver sẽ thấy ạ)
Ở hai trang này thì việc đầu tiên là hoàn thiện 1 cách chi tiết và tâm huyết nhất cái CV online của bản thân: bao gồm ảnh thẻ dễ nhìn lịch sự tạo thiện cảm này, thông tin cá nhân, học lực, kinh nghiệm này, và quan trọng nhất là bản tự giới thiệu bản thân (자기소개서). Hai trang web này đều có AI hỗ trợ sửa lỗi sai trong đoạn văn bạn viết. Ví dụ trong đoạn có từ/ câu sai chính tả hoặc ngữ pháp diễn đạt, AI của nó sẽ bôi đậm đoạn đó và hiện câu sửa gợi ý cho bạn tham khảo để sửa cho đúng. Tuy nhiên đến bước cuối vẫn nên nhờ 1 người Hàn xem lại cho 1 cách tổng thể xem có chỗ nào cần sửa về cách diễn đạt, dùng từ không (ở đây lưu ý 1 chút là ko phải người Hàn nào cũng giỏi tiếng Hàn =))) nên đừng tùy tiện giao trứng cho ác, ví dụ mấy em cấp 3 hoặc mấy bạn sinh viên ĐH năm đầu còn ít kinh nghiệm thì có khi sửa lại thành sai hoặc sửa không được có tâm bằng các giáo sư/ người đã đi làm đâu)
Về từ khóa tìm kiếm: Nếu ngành học của bạn không có gì đặc biệt (như mình chỉ là ngành tiếng Hàn) thì lựa chọn khá ít, chỉ quanh quẩn trong: “베트남어 통번역” (trong này sẽ thường bao gồm 제품판매,여행사, 성형외과, 병원, 법률), “베트남무역”, “베트남”, “베트남어강사”. Sau khi gõ từ khóa xong thì tiếp tục chọn các phạm vi như khu vực, độ tuổi, giới tính, mức lương mong muốn…
Sau đó thì nộp đơn ứng tuyển online cho những tin tuyển dụng mà bạn cảm thấy hứng thú, mong muốn: thường thì các công ty sẽ cài chế độ để bạn có thể gửi thẳng CV qua 2 trang web trên, có 1 số cty thì sẽ yêu cầu nộp hồ sơ qua email hoặc hệ thống trang web tuyển dụng của riêng doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp/ tập đoàn lớn.
*Có 1 lưu ý khi gửi mail là nên đổi định dạng file thành pdf, vì nhiều khi bạn gửi file word/ hancom cho họ, nhưng phiên bản họ dùng có thể sẽ khác với phiên bản bạn dùng, dẫn đến khi in ra sẽ dễ bị vỡ font chữ, mất điểm trình bày như chơi!
Trong thời gian chờ đợi thì tiếp tục nộp hồ sơ đi muôn nơi ạ 😊 Thường khi tìm việc bạn sẽ nộp cho một cơ số nơi và ko thể nhớ hết được, nên là khi có chỗ nào gọi đến hẹn thời gian phỏng vấn thì nhớ hỏi rõ người ta là công ty nào, địa chỉ ở đâu. Để cho chắc thì nên yêu cầu bên đó nhắn cho 1 cái tin nhắn có đầy đủ thông tin địa điểm & thời gian để cả hai bên đều không bị mất thời gian và công sức cho những sai sót không đáng có.
Nếu công ty gọi cho bạn hẹn phỏng vấn là nơi bạn thực sự muốn vào làm việc thì nhất định phải đầu tư thời gian, tìm hiểu những thông tin cơ bản như: công ty đó là công ty làm về ngành nghề, lĩnh vực nào, số nhân viên, thành tích đáng kể, có phốt gì bị lên báo đài không, nếu có sản phẩm thì sản phẩm có được đánh giá cao không… nói chung những gì tra được qua naver với google thì nhất định đừng bỏ sót. Vì khi phỏng vấn nhất định sẽ gặp câu hỏi: “Bạn có biết công ty chúng tôi là công ty nào, làm gì không?”, và “Vì sao bạn lại muốn vào làm việc của công ty chúng tôi”. Nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng hài lòng với những ứng viên “biết mình, biết ta”, chỉ rõ ra được mình cần gì muốn gì, có định hướng cơ bản về việc nếu ứng tuyển sẽ làm công việc gì, hơn là ứng viên chỉ có câu cửa miệng như văn mẫu: “Em đến đây để học hỏi trau dồi kinh nghiệm và em cảm thấy công ty mình rất tốt nên muốn xin vào”
Cũng phải lật ngược lại, nếu công ty gọi hẹn phỏng vấn là 1 công ty ít thông tin, tác phong làm việc có điểm đáng nghi thì nên đăng lên hội hoặc nhóm hỏi xem có ai biết không, biết đâu Trái Đất tròn, đó lại chính là cái nơi mà 1 anh chị tiền bối ng Việt nào đó vừa dứt áo ra đi vì lý do công ty không tốt. Vừa vặn tránh lãng phí thời gian và công sức của mình.
Chuẩn bị trước khi phỏng vấn: mặc 정장!!!! Nếu không có thì mượn hoặc mua. Các bạn có thể tham khảo quy cách mặc đồ ở đây:
Nam: https://bit.ly/2K2IOe0
Nữ: https://bit.ly/3eRu4Kh
Ngoại hình sáng sủa tươm tất, nam đầu tóc gọn gàng, nữ nên buộc hoặc búi nếu là tóc dài và trang điểm nhẹ nhàng. Có thể đeo phụ kiện như đồng hồ, vòng cổ hoa tai nhưng nên chọn loại mảnh nhỏ không quá chói mắt và rườm rà.
Đúng giờ: Vấn đề này ai cũng biết rồi
Nhưng nếu vì 1 lý do nào đó mà bạn ko đến được, như ốm bệnh/ tự nhiên ko muốn đi nữa/ có nơi khác tốt hơn gọi bạn nhưng trùng giờ, thì NHẤT ĐỊNH hãy gọi điện, tối thiểu là nhắn tin thông báo cho nơi phỏng vấn để họ ko mất công chờ đợi. Có thể nhiều người nghĩ đơn giản mình không đến thì thôi, nhưng không, họ đều ngồi chờ bạn đến, thậm chí chờ thêm cả 10’ hoặc hơn. Mình từng tình cờ được mời đi test năng lực dịch cho 1 buổi phỏng vấn tại công ty game. Ứng viên có tổng cộng 3 người: 2 người Việt và 1 người Hàn, mà ko biết hôm đó có phải sao gì chiếu hay không mà tất cả bày biện sẵn trong phòng họp, nhà tuyển dụng 3 người và mình là 4, ngồi chờ mà nguyên cả 3 người đều không đến, ko có lấy 1 cú điện thoại hay 1 tin nhắn thông báo nào. Mình thực sự thấy xấu hổ thay ☹
*** Khi phỏng vấn:
Cái này thực sự mình ko có nhiều điều để nói =)) Vì có 3,4 công ty lớn (3,4 cái tên top đầu HQ ý) mình từng đi phỏng vấn thì đều trượt haha (chắc hồi đó trẻ người non dạ nghĩ tiếng tốt là được, những cái khác học sau) =)) Nhưng nghĩ lại thì người có kiến thức chuyên môn sẵn, kể cả tiếng yếu chút thì về vẫn sẽ dễ làm việc hơn chứ ai đi tuyển cái người ko biết gì như mình =))
Cho nên rất mong các cao nhân đã, đang làm việc ở 대기업 vào chia sẻ bí kíp với ạ. Nhưng mình nghĩ kiến thức nền vững, giỏi, trình độ cao là điều ko thể thiếu ^^
Kinh nghiệm cá nhân của mình thì là:
- Có gì nói nấy, không nói quá lên mà cũng không quá khiêm tốn hạ thấp mình
- Thể hiện hết những ưu thế của bản thân nhưng cũng không quên liên kết những ưu thế đó với yêu cầu công việc của công ty phỏng vấn để tăng tính thuyết phục và nâng hảo cảm của nhà tuyển dụng về mình
- Dạo này các nhà tuyển dụng hay hỏi câu “Hãy kể về 1 kinh nghiệm trong đời, khi mà bạn từng gặp phải vấn đề khó khăn và bạn đã giải quyết như thế nào?”. Đối với người có kinh nghiệm thì họ sẽ đổi thành “Trong thời gian bạn từng làm việc ở công ty cũ, chắc hẳn bạn đã từng gặp khó khăn, hãy kể lại cách giải quyết của bạn đi”- đại loại vậy. Cho nên mỗi người nên tự chuẩn bị 1 câu chuyện đáng nhớ trong đời đi ạ ^^ Lần đầu tiên bị hỏi bất ngờ mình đã khá lúng túng và kể chuyện xin visa du học Hàn =))) nói chung nó cũng khá ly kỳ nhưng hơi thiếu tính hấp dẫn và ko nhấn mạnh được cách mình giải quyết vấn đề. Cho nên sau đó về nhà mình đã ngẫm lại nguyên đời mình để lựa ra câu chuyện “có thực, ăn khách” nhất để sẵn sàng cho những lần phỏng vấn sau, và khá là “ăn thua” vì lần nào các vị đối diện cũng gật gù phết =))
- Không nói xấu, bịa đặt về công ty cũ. Ai cũng ngầm hiểu bạn ra đi vì bất mãn với công ty cũ, nhưng chỉ nên gói gọn nó lại thành những lý do như “phương hướng phát triển của công ty ko còn phù hợp với tôi nữa”, “tôi bất mãn với đãi ngộ của công ty” và đừng kể sâu xa chi tiết, nếu ngta tò mò hỏi thêm thì cứ nói “vì điều khoản bảo mật sau khi thôi việc tôi rất tiếc không thể tiết lộ thêm”
- Nói rõ mức lương muốn nhận nếu điều khoản là “thương lượng khi phỏng vấn”: mức muốn nhận là trước hay sau thuế, hỏi cụ thể trong lương bao gồm những khoản nào, lương làm thêm ngoài giờ ra sao, thưởng lễ tết ntn, có hỗ trợ tiền ăn/ đi lại/ điện thoại hay không. Sau đó đề cập đến các đãi ngộ khác như ngày nghỉ phép, quy định dung ngày phép… Mình là người nước ngoài hay có nhu cầu 1 năm nghỉ 1 lần dài hơi khoảng 1 tuần ~ 10 ngày thì công ty có chấp nhận không nè…
- Nói chung có gì tò mò về công ty cứ hỏi hết
Cuối cùng là rèn luyện khả năng tùy cơ ứng biến và cứ mạnh dạn nộp hồ sơ, đi phỏng vấn nhiều nơi vào để còn có đối tượng mà so sánh, “so bó đũa lấy cột cờ” ạ
Post a Comment