Vì sao đứa trẻ nào cũng thích ôm 1 con gấu bông cũ mèm?
Bạn có để ý không, mỗi đứa trẻ luôn có một món đồ yêu thích nhất của mình. Đó có thể là gấu bông, búp bê, siêu nhân, xe ô tô hay tấm thiệp bạn tặng, bộ quần áo ông bà mua cho… Thấy con cứ thích mãi một món đồ, dù đã cũ nhưng vẫn không chịu bỏ đi khiến nhiều ông bố bà mẹ bực mình. Nhưng theo các nhà tâm lý học, đối với trẻ, những món đồ chơi đó không đơn giản là một đồ vật, mà nó chính là tri kỷ mà trẻ đã nảy sinh mối quan hệ liên kết. Đây được gọi là hiện tượng Hiệu ứng sở hữu (Endowment effect).
Hiệu ứng sở hữu (Endowment effect) |
Hiệu ứng sở hữu là gì?
Tiến sĩ Daniel Kahneman – một nhà tâm lý học người Mỹ gốc Israel, người đã thắng giải Nobel Kinh tế năm 2002, giải thích rằng hiệu ứng sở hữu miêu tả xu hướng con người thường trân trọng những thứ họ sở hữu hơn những thứ mà họ không sở hữu. Nói một cách dễ hiểu, khi sử dụng đồ vật đó một thời gian thì sẽ có một sự liên kết giữa bản thân người sở hữu với những thứ được họ coi là "của mình".
Bằng chứng là khi tiến hành quét não, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các nơ ron thần kinh được kích hoạt nhiều hơn khi những người tham gia nghiên cứu nhìn thấy hình ảnh những món đồ của mình trong rổ hình ảnh có nhiều món đồ.
Điều này lý giải vì sao chúng ta, đặc biệt là trẻ em, lại có xu hướng quý trọng những món đồ vật mà mình sở hữu từ bé. Bởi sự tương tác ngay từ lúc còn nhỏ đã tạo nên điều đặc biệt, độc đáo và duy nhất cho món đồ khiến giá trị của chúng cũng được nâng cao. Do đó, bất kỳ đề nghị nào như bỏ đồ vật đó đi đều bị trẻ từ chối....
Post a Comment